/Truyền dịch an toàn/Tiêu chuẩn an toàn/Nắm rõ tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi truyền dịch vào tĩnh mạch

Nắm rõ tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi truyền dịch vào tĩnh mạch

Các tai biến/ tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình thực hiện kỹ thuật truyền dịch tĩnh mạch. Dưới đây là các tai biến/ tác dụng phụ có thể gặp và hướng dẫn xử lý.

  1. Shock khi truyền dịch và cách xử trí shock khi truyền dịch tĩnh mạch

  • Nguyên nhân:
    • Có thể do dịch, những yếu tố gây shock của dây truyền, tốc độ truyền quá nhanh.
  • Triệu chứng:
    • Khó thở
    • Rét run
    • Vã mồ hôi
    • Sắc mặt tái nhợt
    • Mạch nhanh, huyết áp hạ
  • Xử trí shock khi truyền dịch tĩnh mạch
    • Ngừng truyền ngay
    • Ủ ấm
    • Xử trí theo phác đồ chống sốc
    • Tìm nguyên nhân (có thể do dung dịch không tinh khiết, dây truyền bẩn, tốc độ truyền nhanh…)
  1. Phù phổi cấp khi truyền dịch tĩnh mạch

  • Nguyên nhân:
    • Do truyền quá nhanh, khối lượng dịch nhiều trên một người bệnh bị cao huyết áp hoặc suy tim.
  • Triệu chứng:
    • Đau ngực
    • Khó thở dữ dội, khạc ra bọt màu hồng
    • Sắc mặt tái tím.
  • Xử trí:
    • Ngừng truyền ngay – Báo bác sĩ.
    • Garo 3 chi luân chuyển 5 phút/ lần.
    • Dùng thuốc lợi tiểu.
    • Thở oxy.
    • Xử trí các triệu chứng khác tùy thuộc vào tổn thương.
  1. Tắc mạch phổi khi truyền dịch tĩnh mạch

  • Nguyên nhân:
    • Do không khí qua dây truyền lọt vào qua thành mạch
  • Triệu chứng:
    • Đau ngực đột ngột
    • Khó thở: Có thể gây tử vong nhanh.
  • Xử trí:
    • Ngừng truyền ngay
    • Báo bác sĩ đồng thời ép tim + thổi ngạt (nếu người bệnh ngừng thở, ngừng tim).
    • Thở oxy
  1. Nhiễm khuẩn tại vùng truyền

  • Nguyên nhân: Do không đảm bảo vô khuẩn khi thực hiện kỹ thuật, thời gian lưu kim truyền lâu quá 72 giờ
  • Triệu chứng: Người bệnh có biểu hiện đau, sưng tại vị trí truyền dịch
  • Xử trí: Báo bác sỹ, đắp gạc mỏng tại vùng truyền bị sưng. Chuyển vị trí đang truyền sang vị trí khác. Thay băng vị trí sưng hàng ngày nếu có chỉ định.
  1. Tắc kim, dịch truyền không chảy khi truyền dịch tĩnh mạch

  • Nguyên nhân: Do kim bị lệch, lỗ kim áp sát vào thành mạch => Xử trí: Cần điều chỉnh lại kim, kê lại đốc kim.
  • Nguyên nhân: Do mạch xẹp => Xử trí: Dùng bàn tay vuốt nhẹ theo đường của tĩnh mạch để dồn máu.
  • Nguyên nhân: Do tắc kim => Xử trí: Tạm thời gập 1 – 2 khúc của đoạn dây truyền rồi buông tay nhanh dung dịch sẽ dồn mạnh xuống làm thông kim, nếu không được thì thay kim khác và truyền lại.
  1. Phồng nơi truyền dịch

  • Nguyên nhân:
    • Do thuốc thoát ra ngoài thành mạch vì:
    • Mũi kim xuyên qua thành mạch.
    • Kim chưa vào sâu trong lòng mạch (mũi vát nửa trong, nửa ngoài)
    • Tĩnh mạch bị vỡ
  • Xử trí:
    • Truyền chỗ khác
    • Nếu dung dịch truyền ưu trương thoát ra ngoài: ngừng truyền, phóng bế Novocain, giảm sưng nề, theo dõi vùng truyền đánh giá mức độ hoại tử.
  1. Nhiễm khuẩn nơi tiêm truyền do không đảm bảo vô khuẩn

  • Nguyên nhân: Do dụng cụ hoặc người tiến hành thủ thuật không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn
  • Đề phòng: Dụng cụ phải đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn, người tiến hành thủ thuật phải tiến hành đúng quy trình kỹ thuật

Lưu ý: Các bệnh lây qua đường máu như viêm gan B, giang mai, nhiễm HIV . . . điều dưỡng viên cần phải chú ý tới những người bệnh có các bệnh khác đi kèm khi thực hiện kỹ thuật truyền dịch.

Nguồn thông tin tham khảo: Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai (Hà Nội)

=>> XEM THÊM: CÁC TIÊU CHUẨN AN TOÀN TRUYỀN DỊCH TĨNH MẠCH

Nhận bản tin hàng tháng

Chúng tôi sẽ gửi cho bạn thông tin mới nhất để giúp bạn chủ động chăm sóc và quản lý sức khỏe của mình.

Thank you for subscribing to the newsletter.

Oops. Something went wrong. Please try again later.

Biên Tập Viên

Biên Tập Viên

Bình luận

Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn

Có Thể Bạn Quan Tâm