/Truyền dịch an toàn/Tiêu chuẩn an toàn/Các nguyên tắc truyền dịch tĩnh mạch cần tuân thủ

Các nguyên tắc truyền dịch tĩnh mạch cần tuân thủ

Truyền dịch tĩnh mạch là 1 thủ thuật có xâm lấn, đưa trực tiếp dung dịch vào máu qua đường tĩnh mạch (ven). Do đó, người thực hiện kĩ thuật truyền dịch tĩnh mạch cần nắm rõ các nguyên tắc khi truyền và tuân thủ nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Các nguyên tắc truyền dịch tĩnh mạch

  • Thực hiện 5 đúng (Đúng người bệnh; Đúng thuốc; Đúng liều lượng; Đúng thời điểm; Đúng đường tiêm) để đảm bảo an toàn cho người bệnh
  • Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn tuyệt đối
  • Đảm bảo sự an toàn về quản lý dịch truyền.
  • Tuyệt đối không để không khí vào tĩnh mạch.
  • Ðảm bảo áp lực của dịch truyền cao hơn áp lực máu của bệnh nhân.
  • Đảm bảo thời gian truyền dịch theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tốc độ chảy của dịch phải theo đúng y lệnh của bác sĩ. Thực hiện công thức tính thời gian chảy của dịch truyền:

Tổng số thời gian (phút) = (Tổng số dịch truyền x số giọt/ml) : Số giọt/phút

  • Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trước, trong và sau khi truyền.
  • Phát hiện các dấu hiệu sớm của phản ứng và xử lý kịp thời
  • Giữ cho hệ thống truyền dịch được vô trùng, băng vô trùng nơi thân kim
  • Dịch truyền không nên để lâu quá 24 giờ. Bộ dây tiêm truyền thay sau 48-72 giờ. Kim luồn nên được thay sau 48-72 giờ hoặc hơn tùy theo sản phẩm

Vì sao cần tuân thủ nguyên tắc truyền dịch tĩnh mạch?

Truyền dịch tĩnh mạch là phương pháp nhiều người lựa chọn để đưa vào có thể một lượng nước, chất dinh dưỡng… bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, giúp hỗ trợ điều trị hoặc thúc đẩy hồi phục sức khỏe. Đây là một thủ thuật xâm lấn (tối thiểu) giúp đưa trực tiếp các dung dịch vào máu qua đường tĩnh mạch. Do đó, kỹ thuật này tiềm ẩn các nguy cơ tai biến, nếu không thực hiện đúng cách và thật sự cần thiết có thể gây ra một số tai biến như phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim cấp.

Quy trình truyền dịch tĩnh mạch phải được tiến hành ở những cơ sở y tế có đủ điều kiện và khả năng xử trí tai biến trong khi truyền dịch, hạn chế thực hiện truyền dịch tại nhà, trên đường, trên phương tiện giao thông

Tại các cơ sở y tế nên có sẵn thuốc cấp cứu chống choáng, sốc để phòng ngừa những trường hợp không may vẫn có thể kịp thời cứu chữa bệnh nhân

Tài liệu tham khảo:

  • Bộ Y tế (2010). Hướng dẫn thực hành 55 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, tập 2. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
  • Bộ Y tế (2012). Bài giảng kỹ năng điều dưỡng. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
  • Bộ Y tế (2012). Quyết định số: 3671/QĐ-BYT, Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

=>> XEM THÊM: CÁC TIÊU CHUẨN AN TOÀN TRUYỀN DỊCH TĨNH MẠCH

Nhận bản tin hàng tháng

Chúng tôi sẽ gửi cho bạn thông tin mới nhất để giúp bạn chủ động chăm sóc và quản lý sức khỏe của mình.

Thank you for subscribing to the newsletter.

Oops. Something went wrong. Please try again later.

Biên Tập Viên

Biên Tập Viên

Bình luận

Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn

Có Thể Bạn Quan Tâm