Thịt bò là loại thực phẩm bổ dưỡng được nhiều người yêu thích và sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng 100g thịt bò bao nhiêu và những giá trị dinh dưỡng của thịt bò như thế nào thì không phải ai cũng biết. Việc nắm được thành phần dinh dưỡng 100g thịt bò và giá trị dinh dưỡng thịt bò đem lại giúp chúng ta chủ động xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh để sống khỏe và lâu dài.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt bò?
Thịt bò được phân loại là loại thịt đỏ, đây là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ thịt của động vật có vú, chứa hàm lượng sắt cao hơn thịt gà hoặc cá. Thịt bò có thể được chế biến dưới nhiều dạng khác nhau như thịt quay, sườn hoặc bít tết, thịt bò cũng thường được xay nhuyễn hoặc băm nhỏ. Thịt bò nạc tươi rất giàu dinh dưỡng bao gồm nhiều loại vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các khoáng chất như sắt và kẽm. Do đó, bạn nên ăn thịt bò ở mức độ vừa phải như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh.
Dinh dưỡng trong 100g thịt bò chủ yếu đến từ các loại protein và một lượng chất béo khác nhau. Sau đây là thông tin dinh dưỡng cho một khẩu phần thịt bò xay nướng 3,5 ounce tương đương với thành phần dinh dưỡng 100g thịt bò, bao gồm:
- Lượng calo cung cấp 217 calo;
- Nước chiếm 61%;
- Protein cung cấp cho cơ thể: 26,1 gram;
- Đường, carbohydrate cung cấp cho cơ thể: 0 gram;
- Chất xơ cung cấp cho cơ thể: 0 gram
- Chất béo cung cấp cho cơ thể: 11,8 gram
Cách ăn thịt bò như thế nào thì tốt cho sức khỏe?
Bên cạnh trả lời câu hỏi thành phần dinh dưỡng 100g thịt bò thì cách ăn thịt bò như thế nào để tốt cho sức khỏe cũng là từ khóa được nhiều người tìm kiếm. Một số cách để lựa chọn và chế biến thịt bò tốt cho sức khỏe, bao gồm:
- Chọn thịt bò có tỉ lệ nạc cao và mỡ ít: Thịt bò có chứa tỉ lệ nạc rất cao và chứa một lượng lớn sắt, kẽm cũng như vitamin B12. Protein nạc là thực phẩm tương đối ít chất béo và calo trong mỗi khẩu phần ăn. Trong quá trình giảm cân, chúng ta nên ưu tiên lựa chọn loại thịt nạc thay vì thịt có nhiều mỡ tác dụng để kiểm soát cân nặng và lượng cholesterol nạp vào cơ thể.
- Mua thịt bò hữu cơ: Thịt hữu cơ là loại thịt không có hormone tăng trưởng, chất phụ gia và chất bảo quản. Thịt hữu cơ không có sự khác biệt về thành phần dinh dưỡng 100g thịt bò với thịt thông thường. Tuy nhiên, thịt hữu cơ thường có hàm lượng omega 3 và 6 cao hơn so với những loại thịt thông thường.
- Duy trì bổ sung thịt bò nạc vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày: Việc ăn khẩu phần thịt nạc trong mỗi bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ là lành mạnh để duy trì sức khỏe cũng như khối lượng cơ bắp. Các loại thực phẩm khác cũng giàu protein có thể bổ sung đồng thời với thịt bò bao gồm các sản phẩm từ sữa, đậu phụ hoặc đậu nành.
- Hạn chế thêm các loại gia vị trong khi chế biến thịt bò: Dầu ăn cũng như các loại nước sốt có thể chứa một lượng đáng kể chất béo, đường và calo bổ sung. Hạn chế lượng dầu và nước sốt tác dụng nhằm kiểm soát lượng calo tổng thể trong bữa ăn.
- Sơ chế thịt bò cẩn thận trước khi chế biến thành món ăn: Cắt bỏ càng nhiều mỡ nhìn thấy được càng tốt trước khi nấu thịt bò. Trong quá trình nấu nướng món ăn thì phần lớn mỡ còn sót lại trong miếng thịt bò tan chảy. Chọn phương pháp nấu như nướng, quay hoặc rang, trong đó thịt bò được đặt trên giá và mỡ có thể chảy vào chảo.
- Một số cách nấu thịt bò nạc như trộn thịt bò với nước ướp ít béo với rượu vang đỏ, nước cốt chanh hoặc nước tương, sau đó nướng thịt bò trong lò. Hoặc một cách chế biến thịt bò ngon miệng khác có thể thử là thái thịt bò thành từng miếng nhỏ, cắt nhỏ một ít rau củ rồi xiên vào thành từng que để làm món thịt bò xiên que nướng hoặc thịt bò nướng ướp muối tiêu.
Các điểm cần lưu ý khi ăn thịt bò
Mặc dù, thành phần dinh dưỡng 100g thịt bò là đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng một số đối tượng nên hạn chế ăn thịt bò, bao gồm:
- Người có cholesterol cao: Những người có cơ địa bị mỡ máu hay lượng cholesterol trong máu ở mức cao thì việc tiêu thụ thịt đỏ sẽ làm tăng những giá trị đó lên. Vậy nên, tốt nhất nên hạn chế tiêu thụ thịt đỏ và chỉ giới hạn tần suất ăn thịt bò khoảng một hoặc hai lần một tháng và nên lựa chọn thịt bò nạc.
- Người mắc phải hội chứng rối loạn dung nạp Alpha-gal: Alpha-gal (galactose-α-1,3-galactose) được định nghĩa một phân tử đường được tìm thấy ở động vật có vú và không tìm thấy ở người. Những người mắc hội chứng Alpha-gal có thể dị ứng thịt đỏ với các dấu hiệu đặc trưng bao gồm nổi mề đay, phát ban nhiều vị trí trên da, buồn nôn, nôn, ợ chua, đau bụng dữ dội và sưng môi, mắt, hoặc cổ họng.
- Người mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch: Những người mắc bệnh tim có thể đã tích tụ các mảng bám không lành mạnh trong động mạch. Do đó, việc ăn thịt bò có thể dẫn đến tích tụ nhiều mảng bám hơn. Sự tích tụ mảng bám kéo dài có thể khiến mạch máu bị thu hẹp dẫn đến đột quỵ hoặc đau tim.
- Người bị bệnh thận tiến triển (giai đoạn 3-5, không lọc máu): Khi thận hoạt động không tốt, chế độ ăn giàu protein với nhiều thịt bò có thể gây ra nhiều phản ứng bất lợi ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát. Tùy theo chức năng thận mà bạn nên giảm tiêu thụ protein giới hạn trong khoảng 0,6-0,8 gam trên mỗi kg cân nặng cơ thể.
- Những người có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến tim mạch: Những người có nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch như người bị mỡ máu cao, đái tháo đường hoặc người có cơ địa béo phì, lười vận động nên hạn chế ăn thịt bò cũng như các loại thịt đỏ khác.
- Người có tiền sử gia đình đa có người thân mắc một số bệnh ung thư: Việc thường xuyên ăn thịt đỏ bao gồm thịt bò có thể làm tăng nguy cơ mắc phải ung thư ruột kết đối với những nhóm người này. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư ruột kết nên thận trọng hơn khi ăn các loại thịt bao gồm thịt bò. Nguyên nhân do loại thịt này có thể gây ra tổn thương di truyền và cũng có thể là nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh ung thư ruột kết.
Thịt bò là một trong những loại thịt phổ biến nhất với nhiều protein, vitamin và khoáng chất. Thịt bò có tác dụng cải thiện sự phát triển và duy trì cơ bắp, cũng như hiệu suất tập thể dục. Tuy nhiên, việc tiêu thụ nhiều thịt chế biến và thịt nấu quá chín có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch và ung thư.
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng để có sức khỏe tốt, trẻ đẹp dài lâu. Bạn cần chủ động có kế hoạch và xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học, chủ động chăm sóc sức khỏe từ sớm để sống khỏe và trường thọ.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.nutritionix.com/food/beef/100-g
- https://www.healthline.com/nutrition/beef
- https://www.webmd.com/diet/health-benefits-beef
- https://www.healthline.com/nutrition/beef#grain-fed-vs-grass-fed
- https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/168652/nutrients
Đọc thêm:
Nhận bản tin hàng tháng
Chúng tôi sẽ gửi cho bạn thông tin mới nhất để giúp bạn chủ động chăm sóc và quản lý sức khỏe của mình.
Thank you for subscribing to the newsletter.
Oops. Something went wrong. Please try again later.
