Căng dây thần kinh vùng não thường được đánh giá là tình trạng ít nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, tình trạng này có thể tiến triển thành các bệnh lý phức tạp hơn. Trong bài viết sau đây, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây căng dây thần kinh não cũng như cách điều trị nhé.
1. Vì sao bị căng dây thần kinh vùng não?
Căng dây thần kinh là tình trạng các dây thần kinh không nằm đúng vị trí tại các mô. Tình trạng này có thể xảy ra do cơ thể thường xuyên chuyển động lặp đi lặp lại, hoạt động quá sức, áp lực lớn lên các cơ, căng cơ, hẹp khớp, căng thẳng, stress,… Có hơn 100 loại tổn thương thần kinh khác nhau. Ước tính, có khoảng 20 triệu người Mỹ bị tổn thương thần kinh, chủ yếu ở người lớn tuổi và người mắc bệnh tiểu đường (chiếm 70% ca bệnh). Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây căng dây thần kinh não:
- Bệnh tự miễn: Các bệnh tự miễn như bệnh đa xơ cứng, hội chứng Guillain-Barré (dây thần kinh ngoại biên bị hệ miễn dịch tấn công), bệnh lupus ban đỏ, viêm ruột,… có thể gây đau và tổn thương hệ thần kinh ngoại biên.
- Ung thư: Khối u chèn ép lên các dây thần kinh gây căng dây thần kinh não. Mặt khác, ung thư khiến cơ thể kém hấp thu chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ thần kinh. Một số thuốc hóa trị và xạ trị có thể gây tổn thương thần kinh ở nhiều bệnh nhân.
- Chấn thương: Bất kỳ nguyên nhân nào gây chấn thương hoặc chèn ép dây thần kinh đều có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng và tổn thương bộ phận này (ví dụ hội chứng ống cổ tay, chèn ép dây thần kinh cổ,…).
- Tiểu đường: 70% người bệnh tiểu đường bị tổn thương thần kinh. Trong đó, dây thần kinh cảm giác bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, khiến người bệnh thường cảm thấy nóng rát, tê liệt, căng thẳng đầu óc,…
- Tác dụng phụ của thuốc và hóa chất độc hại: Thuốc, hóa trị, thuốc điều trị HIV, nghiện rượu, nhiễm độc chì, asen, thủy ngân,… có thể gây đau và tổn thương thần kinh.
- Bệnh thần kinh vận động: Những bệnh lý như xơ cứng teo cơ một bên (bệnh ALS), bệnh Lou Gehrig,… gây tổn thương dây thần kinh vận động và tạo áp lực lên các dây thần kinh trên não.
- Thiếu hụt dinh dưỡng: Thiếu vitamin B6 và B12 có thể gây triệu chứng đau và căng thẳng thần kinh. Tình trạng này cũng có thể là hệ quả của phẫu thuật dạ dày hoặc uống quá nhiều rượu.
- Bệnh truyền nhiễm: Một số bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh trong cơ thể như bệnh Lyme, bệnh Herpes, HIV và viêm gan C.

2. Ảnh hưởng khi bị căng/ đau dây thần kinh vùng não?
Nếu không được điều trị kịp thời, căng dây thần kinh vùng não có thể dẫn đến yếu cơ, giảm chuyển động, tê liệt, cảm giác nóng rát hoặc tiến triển thành các bệnh lý khác phức tạp hơn. Trong hầu hết trường hợp, triệu chứng căng dây thần kinh não thường rất khó phát hiện, dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác. Để chẩn đoán, các bác sĩ thường dựa vào xét nghiệm chuyển động thần kinh và nhiều thủ thuật khác tùy vào tình trạng hiện tại của bệnh nhân.

3. Làm gì khi bị căng dây thần kinh vùng não?
Trong hầu hết trường hợp, các tổn thương thần kinh gần như không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, việc điều trị có thể giúp làm giảm triệu chứng và ngăn bệnh tiến triển trầm trọng hơn theo thời gian. Mục tiêu của việc điều trị căng thẳng thần kinh bao gồm:
- Điều chỉnh và kiểm soát tốt lượng đường trong máu nếu bệnh nhân bị tiểu đường.
- Khắc phục tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng.
- Thay đổi thuốc hoặc phác đồ điều trị nếu căng thẳng thần kinh do thuốc.
- Vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật giải quyết tình trạng chèn ép dây thần kinh.
- Thuốc điều trị bệnh tự miễn.
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau, thuốc trầm cảm ba vòng (amitriptyline, desipramine, duloxetin, venlafaxine,…) thuốc chống co giật (gabapentin, pregabalin), kem bôi ngoài da (capsaicin, lidocaine) để giảm cơn đau thần kinh.
Phương pháp vật lý trị liệu có thể giúp cải thiện các triệu chứng đau nhức, dây thần kinh đầu bị giật, chóng mặt,… do căng dây thần kinh vùng não gây ra. Vật lý trị liệu gồm massage, kéo giãn cơ, tập thể dục trị liệu với các lợi ích sau:
- Vận động cơ bắp để ngừa teo cơ và tăng khả năng phối hợp của não bộ.
- Giữ khớp linh hoạt và chuyển động tự do.
- Cải thiện khả năng vận động và hoạt động hàng ngày.
Nếu căng thẳng thần kinh do nguyên nhân chấn thương hoặc khối u, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để giải quyết dứt điểm cơn đau. Bệnh nhân cần thay đổi lối sống sinh hoạt khoa học, giảm cân, tập thể dục thường xuyên, tăng cường bổ sung vitamin B, vitamin D, acid alphalipoic và acetyl-L-carnitine.

Căng dây thần kinh vùng não do nhiều nguyên nhân gây nên. Người bệnh có thể kiểm soát cơn đau nhẹ tại nhà bằng cách thư giãn, chườm nóng, thuốc giảm đau không kê đơn hoặc thực phẩm chức năng tốt cho hệ thần kinh. Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên trầm trọng hơn hoặc kéo dài, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tài liệu tham khảo: Healthline.com, Medicalnewstoday.com, Msdmanuals.com, Mountsinai.org
Nhận bản tin hàng tháng
Chúng tôi sẽ gửi cho bạn thông tin mới nhất để giúp bạn chủ động chăm sóc và quản lý sức khỏe của mình.
Thank you for subscribing to the newsletter.
Oops. Something went wrong. Please try again later.
