/Truyền dịch an toàn/Tiêu chuẩn an toàn/Nắm rõ mục đích, phân loại, vị trí và chỉ định truyền dịch tĩnh mạch

Nắm rõ mục đích, phân loại, vị trí và chỉ định truyền dịch tĩnh mạch

Tiêu chuẩn an toàn đầu tiên trong truyền dịch tĩnh mạch là người thực hiện cần nắm rõ mục đích, phân loại, vị trí và chỉ định truyền dịch.

  1. Định nghĩa truyền dịch tĩnh mạch

Kỹ thuật truyền dịch là đưa vào cơ thể người bệnh một khối lượng dung dịch và thuốc bằng đường tĩnh mạch có tác dụng điều trị bệnh, hỗ trợ điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe người bệnh.

  1. Mục đích truyền dịch tĩnh mạch

  • Truyền dịch giúp bệnh nhân hồi phục lại khối lượng tuần hoàn đã mất của cơ thể rất nhanh trong trường hợp: Tiêu chảy mất nước, bỏng nặng, mất máu, xuất huyết…
  • Truyền dịch giúp giải độc, lợi tiểu.
  • Truyền dịch cung cấp dinh dưỡng có tác dụng nuôi dưỡng người bệnh trong một số trường hợp người bệnh không ăn uống được.
  • Đưa thuốc vào để điều trị trong thời gian dài ngày.
  1. Chỉ định truyền dịch tĩnh mạch

  • Xuất huyết
  • Nôn, tiêu chảy mất nước
  • Bỏng
  • Người bệnh suy kiệt
  • Trước mổ, sau mổ.
  • Một số trường hợp bệnh lý cần được duy trì truyền dịch liên tục có pha một số thuốc theo y lệnh như kháng sinh, thuốc nâng huyết áp… vào cơ thể để điều trị bệnh (osler, áp xe phổi, người bệnh bị hôn mê)
  1. Chống chỉ định truyền dịch tĩnh mạch

  • Bệnh tim mạch nặng. Ví dụ: Suy tim (dễ gây tai biến phù phổi cấp); Cao huyết áp (có thể gây tai biến suy tim cấp, phù phổi cấp).
  • Phù phổi cấp
  • Tuỳ theo chỉ định của Bác sĩ.
  1. Phân loại dịch truyền tĩnh mạch

Dịch truyền gồm nhiều loại khác nhau tương đương với chức năng điều trị bệnh, hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, có thể phân dịch truyền thành 3 loại thường được dùng trong truyền dịch:

  • Dịch truyền cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể bao gồm một số loại dịch truyền như glucose 5%, glucose 10%, glucose 20%, glucose 30%, các dung dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin.
  • Dịch truyền cung cấp nước và các chất điện giải thường được sử dụng để bù lại khối lượng tuần hoàn khi cơ thể bị mất nước, mất máu. Một số dịch truyền thường sử dụng lactate ringer, natri clorua 0,9%, bicarbonate natri 1,4%
  • Dịch truyền đặc biệt dùng trong các trường hợp cần bù nhanh chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.

Các cách phân loại các loại dịch truyền khác:

Dung dịch đẳng trương:

  • Natri clorua 0,9%
  • Glucose 5%
  • Natri hydro carbonat 14%o ( Na HCO3 14%)

Dung dịch ưu trương:

  • Natri clorua 10% – 20%
  • Glucose 20% – 30% – 50%
  • Natri hydro carbonat 5%

Dung dịch có phân tử lượng lớn:

  • Dextran
  • Subtosan
  • Huyết tương, máu.
  1. Vị trí tiêm – truyền dịch tĩnh mạch

Đối với trẻ em thường tiêm truyền dịch vào:

  • Tĩnh mạch đầu, Tĩnh mạch trán, Tĩnh mạch thái dương…
  • Tĩnh mạch cổ
  • Tĩnh mạch mu bàn tay, cẳng tay, tĩnh mạch mắt các trong cẳng chân (đối với trẻ lớn)

Đối với người lớn: Thường tiêm truyền dịch vào:

  • Tĩnh mạch nếp gấp khủy tay (tĩnh mạch chữ M), Tĩnh mạch cẳng tay, Tĩnh mạch cánh tay.
  • Tĩnh mạch ở mu bàn tay, mu bàn chân
  • Tĩnh mạch trung tâm (đo áp lực Tĩnh mạch trung tâm, đặt ống thông nuôi dưỡng người bệnh lâu ngày).

Thường trong kỹ thuật truyền dịch người ta hay sử dụng tĩnh mạch ở mu bàn tay để truyền.

Nguồn thông tin tham khảo: Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai (Hà Nội)

=>> XEM THÊM: CÁC TIÊU CHUẨN AN TOÀN TRUYỀN DỊCH TĨNH MẠCH

Nhận bản tin hàng tháng

Chúng tôi sẽ gửi cho bạn thông tin mới nhất để giúp bạn chủ động chăm sóc và quản lý sức khỏe của mình.

Thank you for subscribing to the newsletter.

Oops. Something went wrong. Please try again later.

Biên Tập Viên

Biên Tập Viên

Bình luận

Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn

Có Thể Bạn Quan Tâm