Cảm giác mệt mỏi là vấn đề mà nhiều người trong chúng ta gặp phải hàng ngày. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bao gồm căng thẳng, thiếu ngủ hoặc mắc các bệnh như cảm lạnh và cúm. Tuy nhiên, mệt mỏi kéo dài không chỉ đơn thuần đến từ các yếu tố tạm thời mà còn có thể xuất phát từ “thói quen và nguyên nhân gây cạn kiệt năng lượng” tiềm ẩn mà bạn không nhận ra.
1. Các nguyên nhân chính gây cạn kiệt năng lượng của cơ thể
Mệt mỏi có thể xuất hiện sau một ngày dài khi bạn làm việc nhiều hơn bình thường một chút, hay những lúc vận động thể thao quá sức. Tuy nhiên, mệt mỏi có thể là nguyên nhân gây cạn kiệt năng lượng ở cơ thể chúng ta. Khi mệt mỏi kéo dài, trạng thái cạn kiệt năng lượng sẽ khiến bạn chẳng còn hứng thú với việc gì, kể cả việc thực hiện các sở thích của mình. Vậy, nguyên nhân cạn kiệt nào thường đến trong cuộc sống hàng ngày?
1.1. Tình trạng bệnh lý mãn tính
Một trong các nguyên nhân gây cạn kiệt năng lượng có thể là do bạn đang ở trong tình trạng mắc một số bệnh lý mãn tính. Các bệnh như ngưng thở khi ngủ, suy giáp, ung thư, đa xơ cứng, rối loạn lo âu, bệnh thận, trầm cảm, tiểu đường và đau xơ cơ đều có thể dẫn đến mệt mỏi. Khi các bệnh lý tiềm ẩn này được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng kiệt sức và mệt mỏi sẽ dần cải thiện.

1.2. Thiếu hụt dinh dưỡng
Thiếu hụt dinh dưỡng có thể là nguyên nhân cạn kiệt năng lượng hay không, câu trả lời chắc chắn là có. Một số thực phẩm khi không sử dụng đúng lúc sẽ gây mệt mỏi thêm cho cơ thể như caffeine hay các thức ăn nhiều dầu mỡ và chế biến nhiều lần.
Thiếu hụt các vitamin và khoáng chất quan trọng như B2, B3, B5, B6, B9, B12, C, D, sắt và magiê cũng là một trong những “nguyên nhân gây cạn kiệt năng lượng” phổ biến nhất. Thiếu vitamin D ảnh hưởng đến hơn 50% dân số toàn cầu, trong khi khoảng 12,5% bị thiếu máu do thiếu sắt.
Đặc biệt, khi con người già đi, khả năng hấp thụ vitamin B12 – yếu tố quan trọng cho quá trình trao đổi chất và cung cấp oxy cũng giảm dần. Tình trạng thiếu hụt này thường dẫn đến triệu chứng mệt mỏi.
1.3. Béo phì và thừa cân
Thừa cân là một trong những “nguyên nhân gây cạn kiệt năng lượng” phổ biến, đặc biệt là khi nó làm tăng nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Điều này có thể gây gián đoạn giấc ngủ, dẫn đến buồn ngủ ban ngày và tình trạng mệt mỏi mãn tính kéo dài. Bên cạnh đó, béo phì cũng liên quan chặt chẽ đến mệt mỏi do các bệnh mãn tính như tiểu đường loại 2 và trầm cảm.
2. Các thói quen làm cạn kiệt năng lượng
Bên cạnh các nguyên nhân đến từ bệnh lý và các yếu tố khách quan gây ra tình trạng cạn kiệt năng lượng thì các thói quen đến từ cuộc sống hàng ngày cũng có thể khiến bạn rơi vào tình trạng sức khỏe này.
2.1. Tiêu thụ quá nhiều cà phê
Mặc dù caffeine là một trong các chất giúp bạn lấy lại sự tỉnh táo ngay sau khi thức dậy để làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đây cũng là lý do gây ra tình trạng cạn kiệt năng lượng cho cơ thể.
Việc uống quá nhiều cà phê hoặc đồ uống chứa caffeine có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chu kỳ giấc ngủ, làm tăng nguy cơ khó ngủ, lo lắng vào ban đêm, tỉnh giấc thường xuyên và cảm giác buồn ngủ vào ban ngày.
2.2. Thói quen ăn uống mất cân bằng
Ăn uống mất cân bằng là một trong các thói quen làm cạn kiệt năng lượng phổ biến hiện nay. Khi cơ thể thiếu calo và các chất dinh dưỡng cần thiết, nó sẽ bắt đầu phân hủy chất béo và cơ bắp để lấy năng lượng, dẫn đến sự suy giảm khối lượng cơ.
Đặc biệt, việc tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có nhiều đường có thể làm tăng đột ngột lượng đường trong máu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và gây ra tình trạng mất ngủ vào ban đêm, làm trầm trọng hơn vấn đề năng lượng của bạn.
2.3. Thiếu ngủ
Thói quen ngủ ít, thức khuya, là một trong các thói quen và cũng là nguyên nhân gây cạn kiệt năng lượng phổ biến hiện nay. Trong quá trình ngủ, não bộ giải phóng hormone tăng trưởng để phục hồi các tế bào bị tổn thương.
Theo Viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ và Hiệp hội Nghiên cứu Giấc ngủ, người lớn nên ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm. Giấc ngủ không bị gián đoạn giúp não bộ tiến qua các giai đoạn ngủ sâu NREM và REM, quan trọng cho quá trình phục hồi năng lượng.
Tuy nhiên, “thói quen làm cạn kiệt năng lượng” như ngủ trong môi trường không thoải mái, căng thẳng hoặc mắc bệnh có thể làm gián đoạn giấc ngủ, khiến bạn thức dậy mệt mỏi và buồn ngủ trong ngày. Khó vào giấc hoặc duy trì giấc ngủ thường dẫn đến mất ngủ kéo dài.

3. Các cải thiện thói quen ảnh hưởng đến năng lượng của cơ thể
Để hạn chế các nguyên nhân của cạn kiệt năng lượng, bạn có thể áp dụng một số cách sau trong cuộc sống hàng ngày.
- Hãy luôn đặt mục tiêu ngủ từ bảy đến chín giờ mỗi đêm. Tránh tiêu thụ caffeine, sử dụng thiết bị điện tử hoặc tập thể dục ngay trước giờ đi ngủ. Cố gắng duy trì thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
- Hạn chế việc sử dụng đồ uống có cồn vào mỗi tối hay bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nếu có sử dụng hãy đảm bảo mức độ vừa phải.
- Thực hành chế độ ăn uống cân bằng cùng với việc uống đủ nước sẽ giúp cơ thể bạn được nuôi dưỡng và cung cấp năng lượng.
- Một số bộ môn có thể tự tập tại nhà với các động tác cơ bản như thực hành yoga, chánh niệm, thiền định và tập thể dục thường xuyên. Điều này có thể giúp giảm căng thẳng và mang lại thêm năng lượng cho bạn.
- Hãy đặt lịch khám sức khỏe định kỳ và xét nghiệm máu để phát hiện ra các bất thường hay sự thiếu hụt các vi chất trong cơ thể.
- Duy trì các hoạt động thể chất đều đặn là thiết yếu cho một lối sống lành mạnh. Mặc dù có vẻ như tập thể dục sẽ khiến bạn mệt mỏi, nhưng nếu được thực hiện đúng cách, nó có thể giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn. Tuy nhiên, tránh tập luyện quá sức vì điều này cũng là nguyên nhân gây cạn kiệt năng lượng
- Béo phì thừa cân là nguyên nhân gây cạn kiệt năng lượng phổ biến hiện nay, hãy kiểm soát cân nặng tốt và thường xuyên duy trì các bài tập tăng cường cơ bắp.
Trong cuộc sống hiện đại, việc nhận biết và điều chỉnh các thói quen và nguyên nhân gây cạn kiệt năng lượng của cơ thể là vô cùng quan trọng. Những yếu tố như thiếu ngủ, chế độ ăn uống không lành mạnh, căng thẳng và lối sống ít vận động đều có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi kéo dài. Bằng cách thay đổi lối sống, thực hành các thói quen tích cực và chăm sóc sức khỏe tốt hơn, chúng ta không chỉ cải thiện năng lượng mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Tài liệu tham khảo: Forbes.com, Pmc.ncbi.nlm.nih.gov, My.clevelandclinic.org, Sciencedirect.com, Medparkhospital.com
Nhận bản tin hàng tháng
Chúng tôi sẽ gửi cho bạn thông tin mới nhất để giúp bạn chủ động chăm sóc và quản lý sức khỏe của mình.
Thank you for subscribing to the newsletter.
Oops. Something went wrong. Please try again later.
