/Sống khỏe và trường thọ/Làm Đẹp/Hướng dẫn chăm sóc da sau lăn kim để tránh các biến chứng

Hướng dẫn chăm sóc da sau lăn kim để tránh các biến chứng

Lăn kim là một trong các biện pháp chăm sóc, lưu thông máu trên da mà mọi người thường xuyên thực hiện. Mặc dù đây là một phương pháp tốt cho da giúp tăng sắc tố da, giảm nếp nhăn, nhưng quá trình này khiến trên bề mặt da có nhiều lổ thủng li ti. Việc chăm sóc da sau lăn kim cũng vô cùng quan trọng giúp bạn có được sự hồi phục tốt và bảo vệ da khỏi các tác nhân có hại từ môi trường. 

1. Các rủi ro có thể gặp sau khi lăn kim 

Lăn kim là một trong các biện pháp làm đẹp kích thích các mạch máu lưu thông hiệu quả hơn. Phương pháp này mang lại rất nhiều cải thiện cho kết cấu da, chủ yếu nhờ vào khả năng kích thích sản xuất collagen, giúp tái tạo và trẻ hóa làn da. 

Phương pháp này có thể giải quyết nhiều vấn đề da liễu quan trọng. Về lợi ích, lăn kim có thể giúp cho làm giảm nếp nhăn, mờ sẹo do mụn, khắc phục tổn thương do tia UV, thu nhỏ lỗ chân lông và làm sáng da. Tuy vậy, bên cạnh đó thì lăn kim cũng mang lại một số rủi ro nếu không thực hiện đúng cách.

  • Đau và đỏ tại vùng da lăn kim: Sau khi thực hiện thủ thuật, người bệnh có thể cảm thấy đau nhẹ và da bị đỏ trong vài ngày. Làn da sẽ có cảm giác căng và có thể bong tróc nhẹ trong quá trình phục hồi.
  • Chảy máu: Thông thường, lăn kim không gây chảy máu, nhưng nếu lăn sâu, da có thể bị chảy máu hoặc xuất hiện vết bầm tím. Với những người có cơ địa dễ bị sẹo lồi, thủ thuật này có thể để lại sẹo.
  • Nguy cơ nhiễm trùng: Lăn kim tạo ra các lỗ nhỏ trên da, nếu da không được vệ sinh kỹ càng, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng. Tuy nhiên, với làn da khỏe mạnh, nguy cơ nhiễm trùng sẽ rất thấp.

Để có thể hạn chế các rủi ro gặp sau khi lăn kim thì bạn nên lựa chọn những cơ sở thực hiện uy tín, có dụng cụ được vô cùng kỹ càng, đồng thời thực hiện chăm sóc da sau lăn kim đúng cách. 

chăm sóc da sau lăn kim
Các rủi ro có thể gặp sau khi lăn kim

2. Cách chăm sóc da sau lăn kim như thế nào hiệu quả? 

Chăm sóc da sau lăn kim là công việc cực kỳ quan trọng mà bạn cần phải lưu ý và thực hiện đúng cách. Nếu chăm sóc sai cách, các phản ứng như viêm, sưng tấy đỏ sau khi lăn kim sẽ có nguy cơ cao hơn. Dưới đây là gợi ý cách chăm sóc da sau lăn kim hiệu quả. 

2.1. Tránh ánh sáng mặt trời trong 24 giờ 

Chăm sóc da sau lăn kim đòi hỏi phải hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Sau khi lăn kim, da trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị tổn thương do ánh nắng, thậm chí có nguy cơ bị bỏng. 

Để bảo vệ da, việc thoa kem chống nắng với chỉ số SPF 30 trở lên mỗi ngày là cực kỳ quan trọng, ngay cả khi trời âm u. Hãy nhớ thoa lại kem chống nắng thường xuyên, đặc biệt sau khi bơi hoặc khi đổ mồ hôi, để duy trì lớp bảo vệ cho da trong giai đoạn lành.

2.2. Không sử dụng sản phẩm trang điểm trong vòng 24 giờ

Hãy tránh các sự kiện trước 2-3 ngày nếu như bạn có kế hoạch lăn kim, vì theo các chuyên gia da liễu thì chăm sóc da sau lăn kim, bạn cần tránh việc trang điểm trong ít nhất 24h. 

Trong trường hợp cần thiết phải trang điểm, hãy chọn những sản phẩm không gây bít lỗ chân lông và không chứa dầu, nhằm hạn chế tình trạng kích ứng và giúp chăm sóc da sau lăn kim hiệu quả.

2.3. Tránh tắm nước nóng hoặc ngâm người trong bồn

Trong quá trình chăm sóc da sau lăn kim, nên tránh tắm nước nóng hoặc ngâm mình trong bồn tắm quá lâu. Bởi vì nước nóng có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên, làm gián đoạn môi trường vi mô hồi phục da. Vì vậy, hãy hạn chế tiếp xúc với nước nóng trong 24 giờ sau khi điều trị để da có thời gian lành tốt hơn.

2.4. Không chạm mạnh hoặc làm hành động cạy da

Một trong những cách chăm sóc da sau lăn kim tế bào gốc mà bạn cần lưu ý đó là tránh chạm hoặc cạy da, vì điều này có thể làm hỏng quá trình tự phục hồi và gây nguy cơ nhiễm trùng. 

Tình trạng da bong tróc là một phản ứng tự nhiên khi các tế bào chết được loại bỏ, giúp tái tạo làn da mới. Tuy nhiên, bạn nên để quá trình này diễn ra tự nhiên và không nên can thiệp bằng cách cạy các tế bào da bong tróc.

chăm sóc da sau lăn kim
Không chạm mạnh hoặc làm hành động cạy da

2.5. Không nên xông hơi

Trong vòng 24 giờ sau khi thực hiện lăn im, bạn nên tránh xông hơi khô, xông hơi ướt, và các phương pháp điều trị nhiệt khác. Những liệu pháp này có thể gây kích ứng và làm chậm quá trình chăm sóc da sau lăn kim, khiến da trở nên nhạy cảm hơn. 

2.6. Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ 

Để đảm bảo quá trình chăm sóc da sau lăn kim diễn ra tốt nhất, bạn nên chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ trong 24 giờ đầu sau khi điều trị. Tránh các sản phẩm có mùi hương, cồn hoặc các thành phần dễ gây mụn, nhằm giảm nguy cơ kích ứng và giữ cho da luôn trong trạng thái an toàn khi hồi phục.

Bên cạnh đó, Giữ ẩm cho da là bước không thể thiếu trong chăm sóc da sau lăn kim. Để da luôn được cung cấp đủ độ ẩm, hãy sử dụng các loại kem dưỡng ẩm nhẹ và không chứa dầu. Điều này giúp ngăn ngừa khô da, giảm kích ứng và hỗ trợ tối ưu quá trình tái tạo làn da sau khi lăn kim.

3. Cần lưu ý gì khi thực hiện chăm sóc da sau lăn kim?

Bên cạnh quy trình chăm sóc da sau lăn kim thì một số lưu ý sau cũng sẽ giúp cho quá trình hồi phục diễn ra tốt hơn.

  • Không tập thể dục quá sức, đặc biệt là thực hiện các bài tập nặng
  • Không sử dụng đồ uống có cồn trong 24h 
  • Nên thực hiện lần lăn kim tiếp theo trong 4-6 tuần sau lần lăn kim vừa mới xong. 
  • Sau khi lăn kim, da có thể trở nên hồng và đỏ. Hiện tượng sưng, đỏ nhẹ và thỉnh thoảng xuất hiện vết bầm cũng là điều thường thấy. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này thường tự biến mất trong khoảng 24 đến 48 giờ.
  • Sau khi điều trị bằng kim lăn, một số người có thể gặp tình trạng nổi mụn. Nguyên nhân chủ yếu là do các tạp chất và độc tố được giải phóng từ các lớp da sâu hơn. Tuy nhiên, mụn thường tự biến mất trong vòng 1-2 tuần.
  • Nếu bạn có làn da khô, bạn có thể sử dụng dầu dừa như một loại kem làm mềm để giữ ẩm và cung cấp độ ẩm cho da mặt sau khi thực hiện lăn kim.

Lăn kim là một trong những biện pháp làm đẹp được nhiều người tin tưởng thực hiện. Mặc dù đây là một biện pháp khá an toàn, nhưng để đảm bảo sự phục hồi cho làn da được khỏe mạnh, chăm sóc da sau lăn kim là điều vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, nếu gặp các triệu chứng như buồn nôn, nổi mề đay, sốt cao, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Tài liệu tham khảo: Byrdie.com, Victoriandermalgroup.com.au, Healthline.com

Nhận bản tin hàng tháng

Chúng tôi sẽ gửi cho bạn thông tin mới nhất để giúp bạn chủ động chăm sóc và quản lý sức khỏe của mình.

Thank you for subscribing to the newsletter.

Oops. Something went wrong. Please try again later.

Trần Thanh Liêm

Trần Thanh Liêm

Các thông tin về y khoa từ trước đến nay luôn là một trong các dạng thông tin khó đọc và khó được truyền tải một cách phổ biến đến mọi người. Tuy nhiên, với tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe và lấy tiêu chí “phòng bệnh hơn chữa bệnh” được học trau dồi từ ghế nhà trường, tôi cảm thấy sứ mệnh cập nhật các thông tin liên quan đến chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh đến cho mọi người là điều rất cần thiết. Tôi tin rằng, với khả năng của mình sẽ đưa được đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích để chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp một cách tốt nhất. Đây cũng là chìa khóa để mọi người tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn.

Bình luận

Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn

Có Thể Bạn Quan Tâm