Định nghĩa

Kẽm, hay còn gọi là Zinc, là một vi chất dinh dưỡng quan trọng, đứng thứ hai sau Sắt trong cơ thể và có mặt ở tất cả các tế bào.

Vì cơ thể không thể tự sản xuất và lưu trữ Kẽm, bạn cần phải bổ sung vi chất này thông qua chế độ ăn uống. 

Công dụng

Kẽm (Zinc) đóng vai trò quan trọng trong hơn 300 phản ứng enzym trong cơ thể, hỗ trợ nhiều quá trình sinh học thiết yếu. Công dụng của kẽm gồm:

  • Tăng cường sức khỏe thần kinh: Kẽm cùng với vitamin nhóm B, đặc biệt là B6, kích thích sản sinh chất dẫn truyền thần kinh và duy trì lớp Myelin, đảm bảo não bộ và hệ thống thần kinh hoạt động hiệu quả.
  • Nâng cao sức khỏe xương – khớp: Kẽm kết hợp với Canxi và Magie giúp duy trì mật độ xương, giảm nguy cơ loãng xương.
  • Giúp cơ bắp chắc khỏe: Kẽm tham gia vào quá trình tổng hợp Protein, thành phần chính của cơ, giúp cơ bắp khỏe mạnh.
  • Hỗ trợ tăng trưởng ở nam giới: Kẽm rất quan trọng với nam giới, thiếu kẽm có thể gây chậm dậy thì ở bé trai. Kẽm có mặt nhiều ở tuyến tiền liệt, duy trì nồng độ Testosterone và giúp phát triển bình thường, cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng.
  • Cải thiện tình trạng da và tóc: Kẽm phân bổ vào da và tóc, hỗ trợ phát triển bình thường và ngăn ngừa tóc xơ cứng. Kẽm còn giúp giảm bã nhờn trên da và hỗ trợ điều trị mụn.
  • Giúp đôi mắt sáng khỏe: Kẽm giúp vận chuyển vitamin A vào võng mạc, kết hợp với Lutein để chống thoái hóa điểm vàng ở người lớn tuổi.
  • Cân bằng nội tiết tố nữ: Kẽm tham gia vào việc sản sinh hormone nữ như Estrogen và Progesterone, giúp cân bằng nội tiết tố và điều hòa kinh nguyệt, giảm triệu chứng tiền mãn kinh.

Nhu cầu 

Nhu cầu bổ sung kẽm hàng ngày của cơ thể được khuyến nghị như sau: 

  • Trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi cần 2 mg/ngày
  • Trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi cần 3 mg/ngày
  • Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi, nhu cầu là 3 mg/ngày
  • Trẻ từ 4 đến 8 tuổi cần 5mg/ngày
  • Trẻ từ 9 đến 13 tuổi cần 8mg/ngày
  • Từ 14 đến 18 tuổi: Nam giới cần 11mg/ngày, nữ giới cần 9mg/ngày. 
  • Đối với người trưởng thành trên 19 tuổi, nhu cầu kẽm là 11mg/ngày cho nam và 8mg/ngày cho nữ. 
  • Phụ nữ có thai cần 11 đến 12mg/ngày.
  • Phụ nữ đang cho con bú cần 12 đến 13mg/ngày.

Cách bổ sung

Bổ sung kẽm qua đường ăn uống 

Đây là cách tự nhiên và an toàn nhất để cung cấp đủ lượng kẽm cần thiết cho cơ thể. Bằng cách kết hợp các thực phẩm giàu kẽm như hải sản (hàu, tôm, cua, cá…), thịt (bò, cừu, gà), hạt (bí ngô, chia, điều, hạnh nhân), đậu (lăng, nành), và ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, yến mạch) vào chế độ ăn hàng ngày, bạn không chỉ đáp ứng nhu cầu kẽm mà còn bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ khác, góp phần tăng cường sức khỏe tổng thể. 

Bổ sung kẽm qua viên uống 

Bổ sung kẽm qua viên uống là một lựa chọn tiện lợi và phổ biến cho những ai muốn đảm bảo cung cấp đủ lượng kẽm cần thiết cho cơ thể. 

Viên uống kẽm có nhiều dạng khác nhau như viên nang mềm, viên nén, viên sủi, giúp người dùng dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình.

Truyền tĩnh mạch kẽm

Truyền tĩnh mạch kẽm là phương pháp bổ sung kẽm trực tiếp vào máu, thường được áp dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị thiếu kẽm nặng, không thể hấp thu kẽm qua đường tiêu hóa hoặc cần bổ sung kẽm nhanh chóng để điều trị các tình trạng bệnh lý cấp tính.

Việc truyền tĩnh mạch giúp tăng nồng độ kẽm trong máu một cách nhanh chóng, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi các chức năng bị ảnh hưởng do thiếu kẽm. Tuy nhiên, truyền kẽm qua đường tĩnh mạch cần có chỉ định và được theo dõi bởi đội ngũ chuyên gia y tế.

kem-1

Tác dụng phụ

“Kẽm là nguyên tố được hấp thụ tốt vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên, khi bổ sung quá liều kẽm có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Uống quá 40mg kẽm nguyên tố/ngày sẽ dẫn đến triệu chứng giống cúm: sốt, đau đầu, ho, chảy nước mũi. Ngộ độc kẽm: buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy, mất cảm giác ngon miệng. Cản trở hấp thu các chất dinh dưỡng khác như đồng, sắt. Giảm tác dụng của thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu nếu dùng cùng một lúc. Giảm chức năng miễn dịch và tăng nguy cơ mắc rối loạn mỡ máu.

Tương tác (nếu có)

Chưa có bằng chứng nào cho thấy Kẽm có tương tác với các loại thuốc hoặc chất khác.

Nhận bản tin hàng tháng

Chúng tôi sẽ gửi cho bạn thông tin mới nhất để giúp bạn chủ động chăm sóc và quản lý sức khỏe của mình.

Thank you for subscribing to the newsletter.

Oops. Something went wrong. Please try again later.

Biên Tập Viên

Biên Tập Viên

Bình luận

Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn

Có Thể Bạn Quan Tâm