Mất trí nhớ ở người già hay còn được biết đến rộng rãi với tên gọi là bệnh Alzheimers. Tình trạng này gây ra những xáo trộn trong cuộc sống như ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt, trí nhớ và các thói quen cuộc sống dễ bị đảo lộn. Vậy phải làm sao để cải thiện bệnh mất trí nhớ ở người già, hãy đọc qua bài viết dưới đây.
1. Vì sao trí nhớ của người già dễ bị suy giảm?
Tuổi tác và sự lão hóa là nguyên nhân chính khiến cho bệnh mất trí nhớ tăng cao, đặc biệt ở các nước phát triển như Hoa Kỳ hay Pháp.
- Tuổi tác: Khi bạn càng lớn tuổi, nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ càng cao. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mất trí nhớ không phải là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa.
- Yếu tố di truyền: Dù gen không được xem là nguyên nhân chính gây ra chứng mất trí nhớ, một số yếu tố di truyền cụ thể lại liên quan đến các loại mất trí nhớ ít phổ biến hơn. Thông thường, chứng mất trí nhớ phát triển do sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường như hút thuốc lá hoặc thiếu hoạt động thể chất thường xuyên.
- Ô nhiễm không khí: Nghiên cứu cho thấy ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng xấu đến não bộ, từ đó làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
Một số yếu tố sau cũng liên quan và làm tăng khả năng mắc bệnh mất trí nhớ ở người già.
- Mất thính lực;
- Trầm cảm không được điều trị;
- Cô đơn hoặc sự cô lập xã hội;
- Lối sống ít vận động, thường xuyên ngồi trong thời gian dài;
- Chế độ dinh dưỡng thiếu các yếu tố vi lượng như kẽm, sắt, vitamin nhóm B, A,…
- Các chấn thương vật lý: Người có tiền sử gặp các chấn thương vùng đầu có nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ ở người già.

2. Làm thế nào cải thiện bệnh mất trí nhớ ở người già?
Mặc dù việc phục hồi trí nhớ hoàn toàn là điều không thể, nhưng với việc thực hiện các thói quen sống lành mạnh thì người già có thể cải thiện trí nhớ một cách hiệu quả.
2.1. Duy trì việc tập thể lực
Sức khỏe thể chất tốt là nền tảng để cải thiện trí nhớ và đề kháng của cơ thể. Các nhà khoa học đánh giá rằng một trong những cách cải thiện trí nhớ cho người cao tuổi đó là tập thể dục đều đặn. Tập luyện đều đặn là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để giảm thiểu nguy cơ phát triển chứng mất trí nhớ. Điều này không chỉ có lợi cho hệ tim mạch, tuần hoàn, và cân nặng mà còn mang lại nhiều ích lợi cho sức khỏe tinh thần của bạn.
Có hai dạng vận động thể chất quan trọng: các bài tập aerobic và các hoạt động tăng cường cơ bắp. Mỗi loại đều có tác động tích cực đến sức khỏe theo những cách riêng. Kết hợp cả hai sẽ giúp giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ một cách hiệu quả.

2.2. Từ bỏ rượu ra khỏi danh sách đồ uống
Bệnh mất trí nhớ ở người già gần như có liên quan mật thiết đến thói quen sử dụng rượu. Theo đó, ở những người nghiện rượu thì tỷ lệ suy giảm hay mất trí nhớ càng cao. Nếu bạn thường xuyên uống rượu, hãy cố gắng duy trì ở mức độ vừa phải và trong phạm vi khuyến nghị. Uống quá nhiều rượu trong thời gian ngắn sẽ khiến não bộ tiếp xúc với nồng độ hóa chất độc hại cao.
2.3. Không hút thuốc lá
Tương tự với thói quen uống rượu, hút thuốc lá nhiều cũng làm tăng nguy cơ bệnh mất trí nhớ và mắc các bệnh khác như phổi, ung thư, cao huyết áp. Hút thuốc gây hại lớn đến quá trình tuần hoàn máu khắp cơ thể, đặc biệt là các mạch máu ở não, cùng với tim và phổi.
Việc bỏ thuốc lá không bao giờ là quá muộn. Càng từ bỏ thói quen này sớm, bạn càng giảm được nguy cơ gây tổn thương cho não bộ.
2.4. Đọc sách, đọc báo
Đọc sách và đọc báo là các phương pháp rèn luyện trí nhớ cho người già cực kỳ đơn giản và hiệu quả mà bạn nên khuyên cha mẹ hoặc ông bà áp dụng. Việc ghi chép các thông tin từ báo hay sách, ti vi có thể làm cho các tế bào thần kinh được kích thích theo chiều hướng tích cực. Việc được ghi chép và thực hiện chức năng mỗi ngày có thể giúp hạn chế việc mắc bệnh mất trí nhớ ở người già.
2.5. Tăng cường sự giao tiếp xã hội
Một trong các phương pháp rèn luyện trí nhớ cho người già đó là tăng cường sự giao tiếp xã hội. Theo nhiều tài liệu cho rằng, trầm cảm là một trong các nguyên nhân làm suy giảm và tăng nguy cơ bệnh mất trí nhớ ở người già. Để hạn chế trầm cảm, người già cần được tăng cường sự giao tiếp xã hội, tránh ở một mình có thể dẫn tới suy nghĩ tiêu cực.
Cô lập xã hội có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ đáng kể. Tham gia vào các hoạt động xã hội giúp cải thiện khả năng chống chọi với căng thẳng và nâng cao tâm trạng, từ đó giảm thiểu nguy cơ bệnh mất trí nhớ ở người già.
2.6. Thăm khám sức khỏe định kỳ
Thăm khám sức khỏe định kỳ không chỉ giúp người bệnh tầm soát và hạn chế được nguy cơ mắc bệnh mãn tính, đây cũng là dịp các bác sĩ sẽ kiểm tra điện não và thực hiện các bài test về trí nhớ để đánh giá khả năng mắc bệnh mất trí nhớ ở người già có cao hay không.
Một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như tăng huyết áp, cholesterol cao, hoặc tiểu đường, có thể làm tăng khả năng phát triển chứng mất trí nhớ. Kiểm tra sức khỏe định kỳ là một phương pháp quan trọng để theo dõi và kiểm soát các tình trạng này. Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh cũng có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như béo phì, và điều này có thể làm gia tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
Nhìn chung, tỷ lệ bệnh mất trí nhớ ở người già ngày càng tăng cao khiến cho chất lượng cuộc sống của chúng ta ngày càng bị ảnh hưởng. hãy áp dụng một số phương pháp rèn luyện trí nhớ cho người già mà bài viết trên đây đề cập bên cạnh các thói quen sống lành mạnh để cải thiện tình trạng này nhé.
Tài liệu tham khảo: Nhs.uk, Alzheimers.org.uk, Alzheimers.gov
Nhận bản tin hàng tháng
Chúng tôi sẽ gửi cho bạn thông tin mới nhất để giúp bạn chủ động chăm sóc và quản lý sức khỏe của mình.
Thank you for subscribing to the newsletter.
Oops. Something went wrong. Please try again later.
