Định nghĩa
Vitamin B12 (cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, quan trọng cho quá trình tạo hồng cầu, chuyển hóa tế bào, chức năng thần kinh và sản xuất ADN.
Cơ thể có thể lưu trữ vitamin B12 trong nhiều năm, vì vậy tình trạng thiếu hụt vitamin B12 hiếm khi xảy ra.
Công dụng
Vitamin B12 đóng vai trò thiết yếu trong nhiều quá trình của cơ thể:
- Hỗ trợ hoạt động của não và hệ thần kinh
- Cải thiện khả năng nhận thức
- Tham gia vào quá trình hình thành hồng cầu và phòng ngừa thiếu máu
- Đóng vai trò quan trọng trong việc tạo và điều chỉnh DNA
- Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh
- Bảo vệ mắt khỏi thoái hóa điểm vàng
- Cần thiết cho quá trình sản xuất năng lượng.
Vitamin B12 rất cần thiết cho sức khỏe của máu. Thiếu B12 có thể dẫn đến thiếu máu hồng cầu to, một loại thiếu máu do thiếu vitamin B12 hoặc folate, khiến quá trình sản xuất hồng cầu bị suy giảm, gây cản trở việc cung cấp oxy cho cơ thể.
Nhu cầu
Nhu cầu vitamin B12 thay đổi theo tuổi, chế độ ăn uống, sức khỏe và thuốc đang dùng. Dưới đây là lượng vitamin B12 trung bình được khuyến nghị bởi Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC):
- Trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi: 0,4 mcg
- Trẻ 7-12 tháng tuổi: 0,5 mcg
- Trẻ em từ 1-3 tuổi: 0,9 mcg
- Trẻ em từ 4-8 tuổi: 1,2 mcg
- Trẻ em từ 9-13 tuổi: 1,8 mcg
- Thanh thiếu niên 14-18 tuổi: 2,4 mcg (2,6 mcg nếu mang thai, 2,8 mcg nếu cho con bú)
- Người lớn: 2,4 mcg (2,6 mcg nếu mang thai, 2,8 mcg nếu cho con bú
Cách bổ sung
Qua đường ăn uống
Bổ sung vitamin B12 qua đường ăn uống là phương pháp tự nhiên, dễ thực hiện. Với cách này, bạn chỉ cần tiêu thụ thịt đỏ, thịt gia cầm, nội tạng động vật, cá (như cá hồi, cá ngừ, cá thu), nhuyễn thể, lòng đỏ trứng và các sản phẩm từ sữa (sữa, phô mai, sữa chua)…trong các bữa ăn hàng ngày.
Qua đường uống (viên uống)
Viên bổ sung vitamin B12 có ưu điểm là dễ sử dụng, tiện lợi, và hấp thu nhanh hơn so với thực phẩm, với nhiều dạng bào chế như viên nén, viên nang và viên ngậm. Tuy nhiên, hiệu quả hấp thu có thể khác nhau tùy vào từng người và sản phẩm, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Qua đường truyền tĩnh mạch (Vitamin B12 IV)
Nếu bạn bị thiếu máu ác tính, không ăn các thực phẩm từ động vật hoặc gặp khó khăn trong việc hấp thụ vitamin B12 qua đường tiêu hóa thì sẽ cần bắt đầu bằng việc tiêm/ truyền tĩnh mạch vitamin B12
Bổ sung vitamin B12 bằng đường truyền tĩnh mạch có ưu điểm là hấp thu nhanh và trực tiếp vào máu. Tuy nhiên, phương pháp này cần được thực hiện tại cơ sở y tế dưới sự giám sát của nhân viên y tế.
Tác dụng phụ
Khi sử dụng đúng liều, vitamin B12 thường an toàn. Tuy nhiên, liều cao vitamin B12 có thể gây ra các triệu chứng như:
- Đau đầu
- Buồn nôn và nôn
- Tiêu chảy
- Mệt mỏi hoặc yếu đuối
- Cảm giác ngứa ran ở tay và chân
Tương tác (nếu có)
Các tương tác có thể xảy ra gồm:
- Axit aminosalicylic (Paser): Thuốc điều trị tiêu hóa này có thể làm giảm khả năng hấp thụ vitamin B12 của cơ thể.
- Colchicine: Thuốc chống viêm dùng để điều trị gút có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ vitamin B12.
- Metformin: Thuốc điều trị tiểu đường này có thể làm giảm hấp thụ vitamin B12.
- Thuốc ức chế bơm proton: Các loại thuốc giảm axit dạ dày như omeprazole, lansoprazole có thể làm giảm khả năng hấp thụ vitamin B12.
- Bổ sung vitamin C: Dùng cùng vitamin B12 có thể giảm lượng B12 trong cơ thể. Để tránh tương tác, hãy uống vitamin C sau khi dùng vitamin B12 ít nhất hai giờ.
Bác sĩ có thể điều chỉnh thuốc hoặc thời gian uống để tránh các tương tác này.
Nhận bản tin hàng tháng
Chúng tôi sẽ gửi cho bạn thông tin mới nhất để giúp bạn chủ động chăm sóc và quản lý sức khỏe của mình.
Thank you for subscribing to the newsletter.
Oops. Something went wrong. Please try again later.