/Video/Các cấp độ lo lắng

Các cấp độ lo lắng

Lo lắng là một trạng thái thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, nhưng liệu bạn có cảm thấy từ “lo âu” mang đến cho mình cảm giác sợ hãi ngay lập tức? Theo từ điển Merriam-Webster, lo âu được định nghĩa là cảm giác bất an hoặc căng thẳng, thường liên quan đến một mối đe dọa mơ hồ hoặc một sự việc xấu dự đoán trước. Tuy nhiên, cách mỗi người trải nghiệm lo âu có thể rất khác nhau, bởi nó có thể biểu hiện qua nhiều dạng và mức độ khác nhau.

Trên kênh youtube chuyên biệt về tâm lý học Psych2Go với hơn 12,5 triệu người theo dõi, các chuyên gia đã đưa ra 5 cấp độ lo lắng, từ mức nhẹ nhất đến nặng nhất, giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này. Cụ thể như sau:

1. Lo âu mức tối thiểu

Ở cấp độ này, bạn gần như không bị ảnh hưởng bởi lo âu trong cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể tập trung vào công việc và hoàn thành các nhiệm vụ mà không gặp nhiều gián đoạn. Các triệu chứng thể chất gần như không xuất hiện, hoặc nếu có thì rất mờ nhạt đến mức bạn có thể không nhận ra. Lo âu ở mức tối thiểu thường chỉ chiếm một phần nhỏ trong ngày và không gây trở ngại lớn.

2. Lo âu nhẹ

Bạn có thấy mình thường ngại ngùng trong các tình huống xã hội? Hoặc thường đứng một mình ở một góc khi tham gia các buổi tiệc? Lo âu nhẹ, còn gọi là lo âu dưới lâm sàng, có thể đi kèm với các triệu chứng nhẹ như căng cơ hoặc đau dạ dày, nhưng thường không quá nghiêm trọng. Dù cảm giác lo lắng xuất hiện, bạn vẫn có thể thực hiện hầu hết các công việc hàng ngày mà không gặp nhiều khó khăn. Đừng tự trách mình nếu bạn cảm thấy khó hòa nhập với người khác- điều quan trọng là bạn đã cố gắng bước ra khỏi vùng an toàn của mình.

3. Lo âu vừa phải

Ở mức độ này, lo âu bắt đầu ảnh hưởng rõ rệt hơn đến cuộc sống của bạn. Bạn có thể gặp vấn đề với giấc ngủ, chẳng hạn như ngủ không đều hoặc mất ngủ. Sự lo lắng cũng có thể làm giảm cảm giác thèm ăn hoặc gây ra các cơn đau đầu thường xuyên. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy căng thẳng và khó chịu hơn, dẫn đến trạng thái hoảng loạn nhẹ hoặc luôn trong tình trạng “căng như dây đàn.”

4. Lo âu nghiêm trọng

Bạn có thường xuyên cảm thấy tức ngực hoặc gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn? Lo âu nghiêm trọng thường là một trạng thái kéo dài và gây ra nhiều triệu chứng thể chất mạnh mẽ, chẳng hạn như khó thở, mất cảm giác thèm ăn và cảm giác kiệt sức. Ở mức độ này, bạn có thể tránh gặp gỡ bạn bè, gia đình và dành phần lớn thời gian ở một mình. Lo âu nghiêm trọng cũng có liên quan đến nguy cơ cao mắc trầm cảm nặng, khiến bạn mất năng lượng và động lực để tiếp tục cuộc sống hàng ngày.

5. Lo âu tê liệt

Đây là cấp độ lo âu nặng nhất, khiến bạn không thể thực hiện các hoạt động thường ngày. Bạn có thể gặp các cơn hoảng loạn thường xuyên, đổ mồ hôi, run rẩy, mệt mỏi và mất ngủ. Ngay cả những nhiệm vụ đơn giản nhất, như ra khỏi nhà, cũng trở thành một thử thách lớn. Sự lo âu tê liệt khiến bạn cảm thấy bất lực và bị mắc kẹt trong cảm giác sợ hãi liên tục.

Lo âu có thể xuất hiện ở nhiều mức độ khác nhau và ảnh hưởng đến mỗi người theo cách riêng. Bạn đang ở cấp độ nào trong 5 cấp độ trên? Hoặc bạn có cảm giác mình nằm giữa hai cấp độ nào đó? Dù bạn đang ở đâu, hãy nhớ rằng bạn không đơn độc. Có rất nhiều người quan tâm và sẵn sàng hỗ trợ bạn vượt qua những khó khăn này.

Xem đầy đủ nội dung video TẠI ĐÂY.

Đọc thêm:

Nhận bản tin hàng tháng

Chúng tôi sẽ gửi cho bạn thông tin mới nhất để giúp bạn chủ động chăm sóc và quản lý sức khỏe của mình.

Thank you for subscribing to the newsletter.

Oops. Something went wrong. Please try again later.

Biên Tập Viên

Biên Tập Viên

Bình luận

Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn

Có Thể Bạn Quan Tâm