/Sống khỏe và trường thọ/Chống lão hóa/Mối liên hệ giữa ngủ trưa và bệnh Alzheimer

Mối liên hệ giữa ngủ trưa và bệnh Alzheimer

Ngủ trưa có gây hại cho trí nhớ hay ngủ trưa có tốt không là chủ đề được nhiều nhà khoa học nghiên cứu trong nhiều thập kỷ gần đây. Giấc ngủ là nhu cầu chung của mọi dạng sống và đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tổng quát. Các quá trình thần kinh sinh học tích cực trong khi ngủ có tác động trực tiếp đến mức năng lượng cũng như hoạt động tinh thần của tất cả chúng ta. Mối quan hệ tương tác hai chiều giữa bệnh Alzheimer và giấc ngủ trưa là rất phức tạp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra thời gian ngủ trưa thường tăng dần theo tuổi tác và bệnh Alzheimer làm tăng gấp đôi tần suất hoặc thời gian ngủ trưa hàng năm.

1. Một số nghiên cứu khoa học về mối liên hệ tương tác giữa ngủ trưa và Alzheimer

Giấc ngủ nói chung và giấc ngủ trưa nói riêng đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tổng quát của con người chúng ta. Câu hỏi đặt ra là ngủ trưa có tốt không? Ngủ trưa có gây hại cho trí nhớ không? Đây không phải là một câu hỏi mới nhưng đã là chủ đề nghiên cứu nóng hổi từ nhiều thập kỷ trước. Các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu để đánh giá mối tương tác lâu dài giữa giấc ngủ và sự phát triển và bệnh lý của bệnh Alzheimer ở ​​mô hình động vật và con người, và kiến ​​thức và sự hiểu biết đã được tiến triển nhanh chóng. Ngủ trưa nhiều có thể là dấu hiệu của bệnh Alzheimer, nếu nó xảy ra cùng với các triệu chứng tiềm ẩn khác, chẳng hạn như mất trí nhớ. Một số nghiên cứu khoa học về mối quan hệ giữa ngủ trưa và bệnh Alzheimer, cụ thể như sau:  

  • Một nghiên cứu kéo dài 14 năm được thực hiện với 1.401 người tham gia đã phát hiện ra rằng tất cả người lớn đều ngủ trưa nhiều hơn theo tuổi tác, nhưng khi bệnh Alzheimer tiến triển, thời lượng và tần suất ngủ trưa ban ngày tăng gấp đôi.
  • Ngủ trưa có tốt không? Ngủ trưa không trực tiếp gây ra bệnh Alzheimer, nhưng ngủ trưa nhiều quá mức có thể là một yếu tố rủi ro. Một nghiên cứu từ năm 2019 liên quan đến 2.751 nam giới lớn tuổi đã phát hiện ra rằng những người tham gia ngủ trưa từ 120 phút tương đương với hai giờ đồng hồ trở lên mỗi ngày có nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức trong 12 năm tiếp theo cao hơn 66% so với những người ngủ trưa ít hơn 30 phút mỗi ngày.
  • Ngủ trưa có thể có tác động trung tính hoặc thậm chí là tích cực đến nguy cơ mắc bệnh Alzheimer của một người, nhưng điều này phụ thuộc vào thời lượng ngủ. Như nghiên cứu trên cho thấy, chỉ có những giấc ngủ trưa dài hơn hay ngủ trưa nhiều mới có liên quan đến tình trạng suy giảm nhận thức ở nam giới lớn tuổi. Những người ngủ trưa dưới 30 phút không có nguy cơ suy giảm nhận thức cao hơn. Tương tự như vậy, một nghiên cứu năm 2021 được thực hiện với 389 người lớn tuổi phát hiện ra rằng những giấc ngủ trưa ngắn có thể có lợi cho tình trạng suy giảm nhận thức. Những giấc ngủ trưa dưới 30 phút làm giảm nguy cơ trong suốt 5 năm. Cũng giống như các nghiên cứu khác, các tác giả của nghiên cứu năm 2021 lưu ý rằng những giấc ngủ trưa nhiều hơn có tác động tiêu cực đến nhận thức, nhưng không rõ lý do tại sao.
  • Một đánh giá năm 2020 báo cáo rằng người lớn tuổi thường ngủ trưa nhiều hơn so với người trẻ tuổi. Vì vậy, ở một mức độ nào đó, người lớn tuổi thường bắt đầu ngủ trưa nhiều hơn khi tuổi tác ngày càng cao. Một nghiên cứu cũ hơn từ năm 2016 phát hiện ra rằng, ở những người lớn tuổi ở Anh ở mọi lứa tuổi, 28,6% người ngủ trưa. Mẫu bao gồm những cá nhân lớn tuổi và trẻ hơn 65 tuổi. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác năm 2016 ở Trung Quốc phát hiện ra rằng 57,7% người lớn tuổi ngủ trưa sau bữa trưa trong khoảng một giờ, cao hơn đáng kể so với dân số nói chung.

Nếu các nghiên cứu về việc ngủ trưa và suy giảm nhận thức là chính xác, thì việc mọi người ngủ trưa ngắn có thể tốt hơn là ngủ trưa nhiều, mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu mối quan hệ giữa thời gian ngủ trưa và nhận thức.

ngủ trưa có gây hại cho trí nhớ không
Giấc ngủ trưa tốt nhất nên kéo dài khoảng 10 – 30 phút

2. Vì sao ngủ trưa nhiều lại không tốt cho trí nhớ?

Dựa trên nhiều nghiên cứu trước đây, có thể thấy rằng mối quan hệ giữa việc ngủ trưa nhiều có thể liên quan tiêu cực đến nhận thức. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ngủ trưa trở nên dài hơn và thường xuyên hơn ở những người lớn tuổi này, và những thay đổi liên quan đến lão hóa này đã được đẩy nhanh đáng kể bởi sự tiến triển của chứng mất trí nhớ Alzheimer. 

Việc ngủ trưa và trí nhớ có mối quan hệ lẫn nhau. Cụ thể, người lớn tuổi có xu hướng ngủ trưa nhiều hơn và thường xuyên hơn khi họ già đi, và những thay đổi này tăng tốc đáng kể khi chứng mất trí nhớ Alzheimer tiến triển. Những giấc ngủ trưa nhiều hơn và thường xuyên hơn ở người lớn có nhận thức bình thường dự đoán nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ Alzheimer trong tương lai cao hơn. 

Những thay đổi trong hành vi ngủ trưa có thể dẫn đến hoặc là kết quả của sự gián đoạn giấc ngủ ban đêm hoặc đồng hồ sinh học, như đã xảy ra ở những người làm việc theo ca. Rối loạn giấc ngủ theo nhịp sinh học và ban đêm đều được biết là có liên quan đến bệnh Alzheimer. Ngủ trưa nhiều quá cũng có thể là dấu hiệu của những thay đổi bệnh lý sinh lý tiềm ẩn khác gây ra suy giảm nhận thức và chứng mất trí. Tuy nhiên, tính đến hiện nay vẫn cần các nghiên cứu can thiệp để xác định xem ngủ trưa có bất kỳ tác động nhân quả nào đến những thay đổi về nhận thức hay không.

ngủ trưa có gây hại cho trí nhớ không
Ngủ trưa nhiều lại không tốt cho trí nhớ

3. Cách ngủ trưa hoặc nghỉ trưa lành mạnh

Nếu ngủ trưa là thói quen lâu dài giúp tăng cường sự cảnh giác và phục hồi và không ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm thì chúng ta có thể tiếp tục thói quen này. Tuy nhiên, nếu giấc ngủ trưa gây ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ cũng như ảnh hưởng đến nhịp sinh học về ban đêm thì chúng ta cần đi khám bác sĩ chuyên môn. 

Thời gian cho giấc ngủ trưa phụ thuộc vào thời điểm trong ngày và thời gian ngủ trưa. Nhiều nhà khoa học nghiên cứu về giấc ngủ hoặc bác sĩ khuyên nên ngủ trưa nhanh, ngủ trưa ngắn dưới 30 phút. Một giấc ngủ ngắn vào đầu giờ chiều có thể đủ để sảng khoái và tăng cường sự tỉnh táo cho các công việc buổi chiều. Tuy nhiên, nếu một người thức dậy với cảm giác uể oải sau khi ngủ trưa và cảm thấy buồn ngủ hơn nữa, thì rất có thể họ đã ngủ trưa nhiều quá mức và thức dậy sau một giấc ngủ sâu. Điều này được gọi là quán tính giấc ngủ cũng là một dấu hiệu cho thấy chúng ta cần rút ngắn thời gian ngủ trưa vào ban ngày.

Ngủ trưa ngăn ngừa sự tích tụ của cơn buồn ngủ. Nếu một người thấy khó ngủ vào ban đêm, điều này có thể do giấc ngủ trưa trước đó và là dấu hiệu cho thấy cần cắt giảm giấc ngủ trưa trước.

Nhiều hành vi có thể ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học, vì vậy, tốt hơn hết là mọi người nên duy trì lịch trình hàng ngày đều đặn, bao gồm cả hành vi ngủ trưa và ngủ.

Hầu hết người trưởng thành cần khoảng 7 đến 9 giờ đồng hồ mỗi ngày. Tuy nhiên, lịch trình ngủ có thể khác nhau đối với những người mắc chứng mất trí nhớ Alzheimer. Điều này có thể khiến một người cảm thấy quá buồn ngủ vào ban ngày hoặc quá tỉnh táo vào ban đêm.

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ  khuyến nghị những điều sau đây để giúp những người mắc bệnh Alzheimer ngủ ngon hơn:

  • Hoạt động thể chất: Chúng ta nên duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao với việc kết hợp linh hoạt các hoạt động thể dục thể thao ngoài trời và trong nhà. Đồng thời, chúng ta cần chủ động sắp xếp các hoạt động trong ngày để hạn chế việc ngủ trưa nhiều quá mức. Ví dụ, thời gian giao lưu hoặc ăn bữa chính trong ngày có thể là vào khoảng giờ ăn trưa thay vì buổi tối.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn hay đồ uống có chứa quá nhiều caffeine: Thay vào đó bạn có thể sử dụng sang các loại trà, cà phê hoặc soda không chứa caffeine.
  • Hạn chế ngủ trưa: Ngủ trưa nhiều có thể khiến một người khó ngủ vào ban đêm. Nếu một người đã quá quen với thói quen ngủ trưa vào ban ngày thì cần giảm dần thời gian này, mỗi lần 30 phút hoặc một giờ đồng hồ, cho đến khi họ ngủ đều đặn hơn vào ban đêm và ngủ ít hơn vào ban ngày.
  • Thói quen trước khi đi ngủ: Duy trì thói quen trước khi đi ngủ đều đặn để giúp người đó đi vào giấc ngủ. Điều này có thể bao gồm các hoạt động như đọc sách, nghe radio hoặc sách nói hoặc tắm. Cố gắng thực hiện thói quen này vào cùng một thời điểm mỗi tối.
  • Tạo tâm trạng yên bình: Điều này có thể bao gồm việc nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, làm mờ đèn và hạn chế sử dụng các thiết bị điện thoại di động thông minh. Nếu một người thường xuyên thức dậy vào ban đêm thì nên giữ đèn mờ hoặc sử dụng đèn ngủ trong phòng ngủ hoặc hành lang.
  • Những người lo lắng về tình trạng ngủ trưa nhiều hoặc buồn ngủ vào ban ngày kéo dài từ 2 đến 3 tuần trở nên thì cần trao đổi với bác sĩ.

Nhiều lý do khác nhau khiến một người có thể có triệu chứng ngủ trưa nhiều quá mức. Nếu họ không có dấu hiệu của bệnh Alzheimer, họ có thể đang gặp phải chứng rối loạn giấc ngủ, tác dụng không mong muốn của loại thuốc đang sử dụng hoặc một tình trạng tiềm ẩn khác. Nếu một người có tiền sử gia đình mắc bệnh Alzheimer, thì cần đi khám để được bác sĩ tư vấn về các cách để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Tóm lại, bài viết đã trả lời câu hỏi ngủ trưa có gây hại cho trí nhớ không và mối quan hệ giữa ngủ trưa nhiều với bệnh Alzheimer. Mối quan hệ hai chiều giữa việc ngủ trưa và bệnh Alzheimer là rất phức tạp. Điều này có nghĩa là việc ngủ trưa có thể vừa là dấu hiệu của tình trạng bệnh vừa là yếu tố nguy cơ khiến các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ngủ trưa có thể có lợi cho tình trạng suy giảm nhận thức nếu chúng ngắn, kéo dài dưới 30 phút. Ở một mức độ nào đó, người lớn tuổi thường ngủ trưa nhiều hơn người trẻ tuổi nhưng buồn ngủ quá mức có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh tiềm ẩn. Nếu ai đó có vẻ cảm thấy quá mệt mỏi kéo dài từ 2 đến 3 tuần lễ trở lên thì cần đi khám để được bác sĩ tư vấn hợp lý.

Tài liệu tham khảo: Medicalnewstoday.com, Sleepreviewmag.com

Nhận bản tin hàng tháng

Chúng tôi sẽ gửi cho bạn thông tin mới nhất để giúp bạn chủ động chăm sóc và quản lý sức khỏe của mình.

Thank you for subscribing to the newsletter.

Oops. Something went wrong. Please try again later.

Ngô Thị Thảo Hiền

Ngô Thị Thảo Hiền

Bình luận

Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn

Có Thể Bạn Quan Tâm